Xí muội làm từ quả gì? có tác dụng gì?

Xí muội làm từ quả gì?

Ô mai còn được gọi là xí muội, nguyên là một vị thuốc trong nền y học cổ truyền của một số quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc, tuy hiện nay ý nghĩa phổ biến hơn là một loại thực phẩm trong hệ thống các thực phẩm dạng mứt, kẹo. Người miền Nam thường gọi ô mai bằng tên khác là xí muội.

Xí muội còn là tên gọi của những sản phẩm từ quả cây được chế biến như ô mai. Nguyên liệu chính để chế biến ô mai thực phẩm là các loại trái cây như mận, chanh, me, cóc, đào, sấu, trám, quất, khế, xoài, mít, táo ta, dứa, thậm chí là táo tây (với người Việt hải ngoại tại Bắc Mỹ). Để có màu sắc và hương vị đặc trưng mang phong cách riêng, mỗi cơ sở chế biến đều có những bí quyết riêng với khá nhiều công đoạn cần đến sự cẩn thận và tinh tế.


Trước hết, người ta phải chọn loại quả ngon, tươi tốt không bị sâu, giập. Sau đó chúng sẽ được rửa sạch, ướp muối, phơi khô và hấp sấy. Sau công đoạn này, nguyên liệu được sao tẩm và chế biến (xào, phơi) thành thành phẩm sau cùng trong sự kết hợp với các gia vị như đường, muối, gừng, ớt, cam thảo… Chỉ từ mấy loại quả ấy, người ta lại có thể chế biến nhiều món có hương vị hấp dẫn khác nhau: có loại chua, có loại ngọt, có loại kết hợp đủ hương vị cay, chua, mặn, ngọt, có loại xào ướt, và có nhiều loại khác lại để rất khô. Các loại xí muội khi đó thường mang tên bao gồm chữ “xí muội” kết hợp với tên của nguyên liệu chính và cách thức chế biến như: “xí muội mơ xào gừng”, “xí muội mận chua cay mặt ngọt”, “xí muội táo mèo”, “xí muội me khô cam thảo”…

Xí muội có tác dụng gì?



Theo y học cổ truyền, xí muội có tính mát, giảm ho, sinh tân dịch.

Trong dân gian, xí muội được dùng làm thuốc giảm ho, chống khô họng, viêm họng, khản tiếng, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngậm. Xí muội có thể kết hợp thêm với mật ong hoặc gừng để tăng thêm tác dụng giảm ho, nhất là ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh hoặc ho do viêm họng.

Trong đông y, xí muội là vị thuốc kết hợp với nhiều vị khác để chữa các chứng ho lâu năm, ho lâu ngày, khản tiếng, viêm phế quản, viêm họng.

Hải Thượng Lãn Ông đã phân tích như sau: Tạng phế sắc trắng, là bẩm thụ khí của hành Kim; nó như cái tán, cái lọng che chở cho các tạng khác, không thể chịu được bất kì một vật gì làm chướng ngại. Tỳ là gốc sinh đờm, Phế là đồ chứa đờm. Nếu đờm ở Phế nhiều thì khí nghịch lên mà gây thành ho. Phế là chỗ then chốt, cửa ngõ của toàn thân, không chỗ nào quan trọng hơn chỗ đó. Do vậy, bệnh phế khí nghịch, nhiều đờm không thể không tìm cách trị gấp. Xí muội có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ khái (trừ ho), hóa đàm.

Ngày nay, xí muội vẫn được dùng theo kinh nghiệm dân gian, dùng trong đông y, và được kết hợp để bào chế một số loại thuốc ho đông dược.

Qua bài viết xí muội làm từ quả gì có tác dụng gì của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết