Xí muội chua cay đà lạt

Ô mai còn được gọi là xí muội, vốn là cách phát âm tiếng Quảng Đông của từ Hán Việt toan mai , có nghĩa là mơ chua. Toan mai nguyên là một vị thuốc trong nền y học cổ truyền của một số quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc, tuy hiện ngày nay ô mai hay toan mai thường được nhắc tới như một hàng quà ăn chơi như mứt, kẹo.
Hiện nay người ta còn làm ô mai từ những loại trái cây khác với những cái tên như: ô mai mận, ô mai khế, ô mai táo mèo... Nhìn chung, ô mai có tác dụng chữa viêm họng, khô họng, khản tiếng, giảm ho, cảm lạnh...


Xí muội chua cay có tác dụng gì?

Theo Y học cổ truyền, cây ô mai được xem là một trong những thảo dược có lợi cho sức khỏe cộng đồng, giúp điều trị các bệnh thường gặp như:

- Xí muội dùng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, chóng khô họng.
- Ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh có thể dùng xí muội kếp hợp với mật ông hoặc gừng để làm tăng tác dụng điều trị ho.
- Kết hợp xí muội với các thuốc khác để điều trị viêm phế quản, ho lâu ngày.
- Trừ giun đũa hoặc đau bụng do giun đũa.
- Tiêu chảy, đi tiêu lỏng, trị lỵ lâu ngày.
- Chống ung thư cổ tử cung.
- Ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Tiểu đường.

=> Ngoài ra có thể chế biến thành dầu hạt mơ làm thuốc chữa nẻ, giúp bóng tóc và rượu ngâm quả mơ giúp ăn ngon, giải khát và giải nhiệt tốt cho sức khỏe vào mùa hè.

Trong đông y, xí muội là vị thuốc kết hợp với nhiều vị khác để chữa các chứng ho lâu năm, ho lâu ngày, khản tiếng, viêm phế quản, viêm họng.

Hải Thượng Lãn Ông đã phân tích như sau: Tạng phế sắc trắng, là bẩm thụ khí của hành Kim; nó như cái tán, cái lọng che chở cho các tạng khác, không thể chịu được bất kì một vật gì làm chướng ngại. Tỳ là gốc sinh đờm, Phế là đồ chứa đờm. Nếu đờm ở Phế nhiều thì khí nghịch lên mà gây thành ho. Phế là chỗ then chốt, cửa ngõ của toàn thân, không chỗ nào quan trọng hơn chỗ đó. Do vậy, bệnh phế khí nghịch, nhiều đờm không thể không tìm cách trị gấp. Xí muội có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ khái (trừ ho), hóa đàm.

Ngày nay, xí muội vẫn được dùng theo kinh nghiệm dân gian, dùng trong đông y, và được kết hợp để bào chế một số loại thuốc ho đông dược.